Chúng ta đã hiểu lầm như thế nào về nước đun sôi để nguội?

0
414
Nước đun sôi để nguội có thể bị ôi thiu?
Nước đun sôi để nguội có thể bị ôi thiu?

Uống nước đun sôi để nguội là thói quen của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên nhiều người thì lại phản đối cách uống này. Vậy thật sự nước đun sôi để nguội có an toàn với con người không? Cùng tìm hiểu kỹ thông qua bài viết này nhé.

4 lầm tưởng tai hại

Nước đun sôi để nguội có thể bị ôi thiu

Nước đun sôi khi để nguội qua đêm sẽ hấp thu khí CO2 trong không khí và tạo thành acid carbonic (H2CO3), chính axit này làm nước có vị chua như bị ôi thiu. Thật ra đây là quan niệm sai lầm của hầu hết mọi người. Nước lã lấy từ giếng, sông, hồ đã có sẵn ion carbonic, khi đun sôi thì các ion này sẽ tự chuyến hóa thành CO2 và khuếch tán ra ngoài không khí. Khi để nguội, nước sẽ hấp thụ lại CO2 và tạo thành các ion carbonic mới để bù đắp cho lượng ion carbonic bị mất. Nồng độ ion carbonic trong nước sẽ trở về mức cân bằng. Nước không hấp thu thêm CO2 để tạo thành acid carbonic nên sẽ không bị chua đi.

Nước đun sôi để nguội có thể bị ôi thiu?
Nước đun sôi để nguội có thể bị ôi thiu?

Nước đun sôi để nguội có thể tạo ra nhiều vi khuẩn

Khi đun sôi vi khuẩn trong nước bị tiêu diệt và trở thành thức ăn cho vi khuẩn khác. Nước đun sôi khi nguội thì bị tái nhiễm khuẩn, vì vậy mà nước sẽ còn ‘độc’ hơn. Quan điểm này có phần đúng nhưng cũng có phần sai.

Nếu nguồn nước ban đầu vốn bị nhiễm khuẩn, tạp chất, chúng sẽ là nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn tái nhiễm sau này. Nguồn nước nhiễm khuẩn thường là nước giết, nước sông,… chưa qua xử lý. Đa phần các hộ gia đình hiện nay đều dùng nước máy qua khử trùng nên sẽ không có hiện tượng này.

Nước đun sôi có vi khuẩn không?
Nước đun sôi có vi khuẩn không?

Nước đun sôi để nguội có thể gây ung thư

Khi đun sôi, nước sẽ bốc hơi không ngừng, nồng độ các chất độc hại như nitrate, arsen và kim loại nặng trở nên đậm đặc và sẽ gây ung thư. Đây là ý kiến không chính xác vì trong 1 lần đun (khoảng 10 phút), nước chỉ bay hơi có 1%, vậy nên nồng độ các chất gây hại cũng chỉ tăng 1%. Để nước có thể gây hại thì số lần đun phải lên đến 90 lần.

Nước đun sôi để nguội có thể mất đi khoáng chất

Một số nguyên tố vi lượng như Natri, Magie, Sắt, Đồng, Kẽm sẽ bị bốc hơi khi đun sôi. Thực tế không vậy. Những khoáng chất này chỉ hoàn toàn biến mất nếu đun ở nhiệt độ cao hơn gấp nhiều lần để đun sôi trên bếp thông thường. Do đó khi đun sôi thì các nguyên tố vi lượng này vẫn ở yên trong nước mà không “trốn” đi đâu cả.

Nước đun sôi có mất đi khoáng chất?
Nước đun sôi có mất đi khoáng chất?

Cách uống nước đun sôi để nguội đúng cách

Chọn “nguyên liệu” sạch và an toàn

Ở thành phố, hầu hết nước sinh hoạt đều là nước máy nên đã được khử trùng trước đó, mọi người có thể đun sôi để dùng dần mà không cần lo lắng làm chi. Nhưng nếu bạn ở vùng quê hoặc nguồn nước sinh hoạt đã bị nhiễm kim loại nặng thì sao? Bạn nên dùng thêm máy lọc trước khi tiến hành đun sôi.

Nước đun sôi
Nước đun sôi

Bảo quản nước hợp vệ sinh

Bảo quản nước đun sôi cũng là một khâu quan trọng. Nước đun sôi muốn dùng qua ngày thì nên đựng trong bình kín, để ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đây cũng là mấu chốt gây ra những lầm tưởng tai hại. Nhiều người bảo quản nước sai cách khiến nước bị nhiễm khuẩn, rồi cứ quy chụp toàn bộ nước đun sôi để nguội đều hại sức khỏe.

Kết luận

Nếu bạn đang đau đầu với vô vàn các luồng ý kiến xung quanh nước đun sôi để nguội thì thông qua bài viết này hẳn đã có được câu trả lời. Thực chất nước đun sôi để nguội vẫn sẽ an toàn nếu bạn dùng đúng cách. Tuy nhiên nếu không chắc bản thân bảo quản được nước cũng như không có thời gian đun nấu, hãy đặt mua nước tinh khiết nhé. Hiện nay các dịch vụ giao nước tinh khiết xuất hiện khá nhiều, giá cả hợp lí. Bạn có thể yên tâm sử dụng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Nguồn: https://thewaterman.vn/blogs/uong-nuoc/4-lam-tuong-tai-hai-ve-nuoc-dun-soi-de-nguoi

>>> Đọc thêm: Nam giới có thật sự cần uống nhiều nước hơn nữ giới?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây