Hướng dẫn nhận biết nước sinh hoạt bị ô nhiễm

0
727
Nước bị ô nhiễm

Nước bẩn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới được WHO (Tổ chức Y tế thế giới) công bố. Làm thế nào để biết nguồn nước bạn đang sử dụng có bị nhiễm những kim loại độc hại hay không? Đọc ngay bài viết này nhé!

Nước bị nhiễm chì

Nước uống nhiễm chì với hàm lượng lớn ảnh hưởng tiêu cực lên hệ thần kinh. Đây là nguyên nhân gây nôn, hôn mê, co giật, tổn thương não bộ… Đặc biệt với trẻ nhỏ, nước nhiễm chì là nguyên nhân lớn gây nên tình trạng trẻ tăng động, giảm trí nhớ.

Nước nhiễm chì

Nước nhiễm chì hầu như không thể phát hiện bằng việc quan sát, nếm hay ngửi. Cách tốt nhất để kiểm tra nước sinh hoạt gia đình bạn đang dùng có nhiễm chì hay không là việc đưa mẫu nước đi thử nghiệm.

Những khu dân cư sinh sống gần những khu công nghiệp, khu khai khoáng, ngoài việc kiểm tra chất lượng nước, mọi người cũng nên tới cơ sở y tế để đo nồng độ chì trong máu.

Nước dư thừa sắt

Sắt là một trong những nguyên tố cần cho cơ thể, có vai trò tạo hồng cầu. Tuy vậy, lượng sắt hòa lẫn trong nước sinh hoạt quá nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống thường ngày và sức khỏe người uống. Khi chúng ta sử dụng nguồn nước này sẽ làm cho da bị khô, bong tróc, bị bệnh đường ruột thậm chí là ung thư. Nước dư thừa sắt còn làm ố vàng, đóng cặn, ăn mòn vật dụng trong nhà.

Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường này, bạn hãy nghĩ ngay đến việc nước đang bị dư sắt và ngừng ngay việc sử dụng chúng.

  • Thứ nhất, nước có mùi tanh và bị vẩn đục, có màu vàng đậm hơn bình thường.
  • Thứ hai, vật dụng nhanh hoen ố và gỉ.
  • Thứ ba, món ăn sẽ bị biến đổi hương vị, cơm có màu cảm, khó ăn,…

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng cách sau để chắn chắn nước sinh hoạt bạn đang sử dụng có bị nhiễm sắt không nhé. Lấy 1 mẫu nước sinh hoạt và một mẫu nước trà. Khi hòa chung hai mẫu nước này, dung dịch chuyển sang màu tím thẫm thì chia buồn với bạn rằng: nước sinh hoạt bạn dùng bị nhiễm sắt. Hãy dừng việc trực tiếp sử dụng chúng để không bị ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe mọi thành viên trong gia đình.

Nước nhiễm Mangan

Lượng Mangan quá cao được cơ thể hấp thụ có thể gây ra bệnh phổi, hệ thần kinh, thận…Nước nhiễm Mangan có thể làm giảm khả năng nói, khả năng tập trung, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Quặng Mangan
Quặng Mangan

Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ là hai đối tượng tuyệt đối không nên sử dụng nguồn nước nhiễm Mangan. Cơ thể mẹ bầu và trẻ nhỏ rất dễ hấp thu thành phần này. Về lâu dài, chúng sẽ tích tụ và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Nước nhiễm Mangan thường xuất hiện mùi tanh, đục, có cặn đen bám quanh vật dụng đựng nước. Ngoài ra, khi sử dụng nước nhiễm Mangan để nấu ăn, bạn sẽ nhận thấy chúng chín lâu hơn so với bình thường.

Nước nhiễm Asen

Tổ chức Y tế khuyến cáo mọi người nên sử dụng nguồn nước sinh hoạt có nồng độ Asen dưới 10ppb. Việc sử dụng thường xuyên nước nhiễm Asen sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, dẫn đến tử vong do ngộ độc.

Chúng ta không thể nhận biết Asen trong nước bằng mắt thường vì chúng hầu như không có những dấu hiệu nhận biết nổi bật. Thậm chí, việc đun nấu thông thường cũng không thể loại bỏ Asen ra khỏi nước.

Vì vậy, việc bạn phải làm chính là mang mẫu nước tới Viện công nghệ môi trường hoặc các Trung tâm công nghệ môi trường để tiến hành phân tích mẫu nước.

Nước nhiễm Amoni

Amoni hầu như không ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người khi tồn tại riêng lẻ. Nhưng khi nước nhiễm amoni, chúng sẽ nhanh chóng kết hợp với thành phần khác để tạo nên chất gây hại có tên Nitric. Khi thành phần này đi vào cơ thể thường xuyên với lượng lớn, chúng sẽ phá vỡ chức năng khử và tẩy rửa dạ dày, phá vỡ cấu trúc tế bào máu, phá vỡ tính đàn hồi của da…

Nhận biết Amoni trong nước chính là việc bạn ngửi thất mùi khai giống nước tiểu vậy. Còn việc quan sát bằng mắt thường hầu như không nhận biết được điều đó.

Nước nhiễm Canxi

Nước nhiễm Canxi thường được gọi là nước cứng. Khi uống nguồn nước có lượng Canxi với, cơ thể không thể hấp thu, lượng canxi dư lắng cặn ở thận sẽ diễn ra. Đây chính là nguyên nhân gây nên những bệnh lý nguy hiểm như sỏi thận, sỏi mật…

Bình đun nước bị thừa canxi
Bình đun nước bị thừa canxi

Nước cứng ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người sử dụng, máy móc và hệ thống vòi rửa trong gia đình.

Bằng mắt thường, bạn hoàn toàn không xác định được nguồn nước dữ thừa Canxi hay không vì chúng không làm biến đổi nước. Tuy nhiên, trong quá trình đun nấu, Canxi sẽ đóng cặn ở ấm hoặc nồi.

Để ngăn ngừa việc phải sử dụng nước cứng, bạn nên kiểm tra mẫu nước định kỳ. Trường hợp đã xác định được nguồn nước bị nhiễm Canxi, bạn hãy tìm ngày những giải pháp thay thế như mua nước bình, chai hoặc mua máy lọc nước.

Kết luận

Nước Uống Aquafina đã chỉ ra những mẹo giúp bạn xác định được nguồn nước sinh hoạt gia đình đang sử dụng có ô nhiễm hay không. Trường hợp bạn đã xác định nước bị nhiễm các thành phần độc hại, chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng máy lọc nước hoặc dùng nước uống đóng chai như Aquafina để thay thế!

>>> Xem thêm: Lưu gấp mẹo để uống nhiều nước hơn mỗi ngày

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây